Một số phương pháp sáng tạo điển hình trong đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp
Sáng tạo nội dung, đổi mới sản phẩm, cải tiến chất lượng luôn là nỗi trăn trở của các doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân tham gia khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Sự sáng tạo mang tính bẩm sinh, trời phú nhưng cũng có thể học hỏi được và học hỏi. Sau đây là 2 phương pháp SCAMPER và TRIZ nhằm giúp các cá nhân động não, có phát kiến mới lạ cho kế hoạch khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo của bản thân.
SCAMPER là phương pháp tư duy sáng tạo được đề xuất bởi giám đốc sáng tạo người Mỹ Alex Faickney Osborn vào năm 1953 và được phát triển sâu rộng hơn bởi nhà quản lý giáo dục Bob Eberle trong đầu sách mang tên “SCAMPER: Games for Imagination Development” vào năm 1971. SCAMPER là từ ghép từ chữ cái đầu của các từ sau: (S)ubstitute, (C)ombine, (A)dapt, (M)odify (hoặc Magnify, Minify), (P)ut to other uses, (E)liminate và (R)earrange. Dựa trên nguyên lý tạo ra sự thay đổi cho những thứ đang tồn tại xung quanh, SCAMPER kích hoạt óc sáng tạo và tư duy đổi mới giúp có những ý tưởng đột phá và giá trị hơn. SCAMPER được hiểu như sau:
S |
Substitute (Thay thế)
|
Thay thế những thứ đang có bằng những thứ khác, chẳng hạn nguyên vật liệu mới để cải tiến sản phẩm, thay thế bước nào đó trong quy trình sản xuất… Chúng ta có thể áp dụng cách thức này cho cả vật, người, nơi chốn, nguyên liệu, cảm xúc… |
C |
Combine (Kết hợp) |
Kết hợp các sản phẩm, dịch vụ khác nhau thành sản phẩm, dịch vụ mới tối ưu hơn. Trong nhiều trường hợp, việc kết hợp những thứ chẳng hề liên quan đến nhau lại tạo ra ý tưởng mang tính đột phá. |
A |
Adapt (Thích nghi) |
Đặt tính năng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ hiện tại vào một bối cảnh khác… |
M |
Modify (Điều chỉnh) |
Thay đổi kích thước (phóng to hay thu nhỏ), hình dáng, màu sắc, bổ sung tính năng… để tạo giá trị cao hơn cho khách hàng. |
P |
Put to other uses (Sử dụng cho mục đích khác) |
Tìm cách áp dụng sản phẩm/dịch vụ thông thường hoặc tái sử dụng các vật bỏ đi vào những việc khác với thường lệ, giúp tìm ra mục đích sử dụng mới khác với mục đích ban đầu. |
E |
Eliminate (Loại bỏ) |
Loại trừ những đặc điểm, tính năng để giảm giá thành hoặc tạo ra sản phẩm ưu việt hơn. |
R |
Rearrange (Thay đổi trật tự) |
Tái cấu trúc, đảo ngược trình tự để thoát khỏi lối mòn tư duy, tạo ra ý tưởng khởi nghiệp mới với các sản phẩm, dịch vụ có trật tự khác với thông thường. |
Phương Pháp TRIZ là phát minh cuả Genrich S. Altshuller (1926-1998). Đây là một phương pháp rất hữu hiệu có thể áp dụng được trong nhiều tình huống cần các giải pháp mới. TRIZ đưa ra 40 nguyên tắc sáng tạo như sau:
Nguyên tắc 1. Phân nhỏ Nguyên tắc 2. Tách khỏi Nguyên tắc 3. Phẩm chất cục bộ Nguyên tắc 4. Phản đối xứng Nguyên tắc 5. Kết hợp Nguyên tắc 6. Vạn năng Nguyên tắc 7. Chứa trong Nguyên tắc 8. Phản trọng lượng Nguyên tắc 9. Phản tác động sơ bộ Nguyên tắc 10. Thực hiện sơ bộ |
Nguyên tắc 11. Đề phòng Nguyên tắc 12. Đẳng thế Nguyên tắc 13. Đảo ngược Nguyên tắc 14. Làm tròn Nguyên tắc 15. Năng động Nguyên tắc 16. Hành động một phần hoặc quá mức Nguyên tắc 17. Chuyển động tới một chiều mới Nguyên tắc 18. Rung động cơ học Nguyên tắc 19. Hành động tuần hoàn Nguyên tắc 20. Liên tục hóa hành động hiệu quả |
Nguyên tắc 21. Dồn đột ngột thành lợi Nguyên tắc 23. Thông tin phản hồi Nguyên tắc 24. Môi giới Nguyên tắc 25. Tự phục vụ Nguyên tắc 26. Sao chụp Nguyên tắc 27. Vật thể rẻ tiền, tuổi thọ ngắn thay cho vật thể đắt tiền, tuổi thọ dài Nguyên tắc 28. Thay thế hệ cơ học Nguyên tắc 29. Xây dựng khí, thủy lực học Nguyên tắc 30. Màng linh động hoặc màng mỏng |
Nguyên tắc 31. Dùng vật liệu xốp Nguyên tắc 32. Đổi màu Nguyên tắc 33. Tính đồng nhất Nguyên tắc 34. Những phần loại bỏ và tái sinh Nguyên tắc 35. Chuyển pha lí hóa của vật thể Nguyên tắc 36. Chuyển pha Nguyên tắc 37. Giãn nở nhiệt Nguyên tắc 38. Sử dụng chất ô xi hóa mạnh Nguyên tắc 39. Môi trường khí trơ Nguyên tắc 40. Vật liệu composite |
Các phương pháp sáng tạo với cách tiếp cận chưa từng được tạo ra hoặc đã thử trước đây. Đó là một kỹ năng được đánh giá cao của một cá nhân hoặc tập thể mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn phải khao khát có được trong hàng ngũ của họ. Vận dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER hay TRIZ vào từng tình huống thực tế cụ thể để phân tích vấn đề ở các góc độ khác nhau, đánh giá và đưa ra giải pháp mới cho các vấn đề. Không phải mọi ý tưởng đều khả thi, nhưng mỗi sáng tạo nho nhỏ đều có thể mang lại thành công lớn nếu biết cách đào sâu hơn, áp dụng đúng thời điểm, và hy vọng rằng chúng ta có thể áp dụng các phương pháp sáng tạo này một cách thành công trong khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.
Nguồn: Lan Chi - Giám đốc Trung tâm ĐMST tỉnh