Chủ nhật, ngày 27 tháng 07 năm 2025
Cập nhật lúc: 23/05/2024

Trước sức mạnh thay đổi nhanh chóng của thế giới trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, hiện nay trên thế giới các trường đại học đóng vai trò chủ chốt, tiên phong đi đầu trong hệ thống ĐMST quốc gia, là nơi sáng tạo tri thức ươm mầm giúp thay đổi nhằm thay đổi mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội  với trng tâm 3 mũi nhọn chính: Đào tạo, bồi dưỡng cung cấp nguồn nhân lực có kiến thức, kỹ năng thích hợp đáp ứng nhu cầu xã hội; Nghiên cứu, sáng tạo làm thúc đẩy sự phát triển của tri thức khoa học - kỹ thuật và sự tiến bộ xã hội; Chuyển giao tri thức, ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học, ĐMST vào thực tiễn. Chính vì vậy, sự phát triển KHCN trong các trường đại học là động lực thúc đẩy tăng trưởng, dẫn dắt sự phát triển của mỗi quốc gia.

Tại Việt Nam, trong những năm qua, bức tranh KHCN và ĐMST trong các cơ sở giáo dục đại học đã có bước chuyển biến ban đầu tích cực, số công bố quốc tế trong các cơ sở giáo dục đại học đã tăng hơn gấp đôi sau 5 năm, góp phần đưa xếp hạng khu vực, quốc tế của các trường tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, so với yêu cầu, quy mô dân số, tốc độ phát triển kinh tế, thì sự phát triển giáo dục đại học nói chung và KHCN, ĐMST trong trường đại học nói riêng chưa đáp ứng yêu cầu. Điều này có nguyên nhân từ cơ chế chính sách và nguyên nhân từ ý thức về vai trò KHCN, ĐMST trong phát triển nhà trường của chính các trường. Mặc dù nhiệm vụ của các trường là đào tạo và nghiên  cứu khoa học nhưng các trường vẫn chú trọng chủ yếu là vào đào tạo, còn nghiên cứu khoa học và ĐMST dù đã có cải thiện lớn trong thời gian qua, nhưng so với đào tạo thì vẫn yếu, các vấn đề về ĐMST, chuyển giao tri thức, sở hữu trí tuệ, hỗ trợ khởi nghiệp, spin-off /start-up chưa được quan tâm đúng mức. Một số hạn chế về quản lý và đầu tư vun cao cho các nhóm nghiên cứu mạnh, phòng thí nghiệm trọng điểm, khởi nghiệp và   ĐMST trong các cơ sở giáo dục đại học cần được khơi thông, không chỉ làm gia tăng nguồn thu, nâng cao xếp hạng các trường trong khu vực và trên thế giới mà còn tham gia giải quyết các bài toán thực tiễn đang nảy sinh trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.

Tại Diễn đàn đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024. Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ GD&ĐT đang xây dựng Bộ tiêu chí đánh giá cơ sở giáo dục đại học khởi nghiệp, ĐMST bao gồm: cơ chế, chính sách, công tác quản lý, phát triển đội ngũ chuyên trách, thúc đẩy khởi nghiệp, ĐMST gắn với hoạt động KHCN, đào tạo, ươm tạo, kết nối các nguồn lực trong và ngoài trường bao gồm cả nguồn lực quốc tế, tạo ra môi trường thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, ĐMST trong giảng viên, sinh viên. Bộ tiêu chí được kỳ vọng là cơ chế quan trọng để đánh giá, ghi nhận nỗ lực và kết quả của các cơ sở giáo dục đại học trong hoạt động KHCN, ĐMST và hỗ trợ khởi nghiệp; giúp các đơn vị tự đánh giá các hoạt động của mình từ đó định hướng và tổ chức triển khai tốt hoạt động thúc đẩy KHCN, ĐMST, khởi nghiệp góp phần nâng cao uy tín, vị thế nhà trường. Bộ tiêu chí cũng sẽ giúp cơ quan quản lý nhà nước đánh giá kết quả và tác động của các cơ chế, chính sách đối với các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, ĐMST, từ đó, tiếp tục nghiên cứu, tham mưu sửa đổi, bổ sung và ban hành các chính sách bảo đảm hiệu lực, hiệu quả hơn. Đồng thời, sẽ hỗ trợ các bộ, ngành, cơ quan quản lý nhà nước và các địa phương đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các cơ sở giáo dục đại học trong việc triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp, ĐMST, phát triển các đề tài/dự án nghiên cứu. Bộ tiêu chí còn hướng tới hỗ trợ các nhà quản lý giáo dục, giáo viên các trường phổ thông, học sinh và các bậc phụ huynh tham khảo trong công tác tư vấn nghề nghiệp, việc làm và hỗ trợ khởi nghiệp.

Sau hơn 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, hoạt động KHCN &ĐMST trong các cơ sở giáo dục đại học đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đóng góp tích cực vào thành công chung của ngành Giáo dục; giúp nâng cao chất lượng, vị thế và uy tín của giáo dục Việt Nam không chỉ ở tầm khu vực mà cả bình diện quốc tế. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển các đại học định hướng nghiên cứu và ĐMST, để giáo dục đào tạo và KHCN là quốc sách hàng đầu, dẫn dắt sự phát triển quốc gia như kỳ vọng của Đảng và Nhân dân thì vẫn còn nhiều khó khăn, bất cập cần tiếp tục được sửa đổi, hoàn thiện thêm

Một là, tiếp tục rà soát, hoàn thiện các chiến lược về GD&ĐT, phát triển nguồn nhân lực quốc gia phù hợp với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học thuộc lĩnh vực khoa học, kỹ thuật, công nghệ; Xây dựng và triển khai chương trình đào tạo chuyên gia, nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn; Hình thành các chương trình đào tạo, thu hút, trọng dụng nhân tài, nhân lực có kỹ năng, chuyên môn cao; Triển khai đào tạo về KHCN&ĐMST trong các trường phổ thông. Khuyến khích phát triển các nền tảng dạy và học trực tuyến mở, các mô hình đại học mới thích ứng với quá trình chuyển đổi số.

Hai là, tăng cường nguồn lực đầu tư cho các hoạt động KHCN, ĐMST và hỗ trợ khởi nghiệp theo hướng có trọng tâm, trọng điểm; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật tạo thuận lợi cho KHCN, ĐMST và hỗ trợ khởi nghiệp; thúc đẩy hợp tác liên kết giữa các cơ sở giáo dục đại học, giữa cơ sở đại học với các viện nghiên cứu, giữa cơ sở giáo dục đại học và các tập đoàn/doanh nghiệp; hình thành những trung tâm nghiên cứu mạnh; chú trọng các hoạt động chuyển giao, thương mại hoá, đào tạo và nghiên cứu theo đặt hàng.

Ba là, kiến tạo môi trường thúc đẩy ĐMST&KN trong trường đại học gồm cả văn hóa, nhận thức (chiến lược, chính sách, cơ chế, KPI,…) lẫn cơ sở vật chất (coworking space, fab-lab, innovation center, SOHO,…); đầu tư xây dựng chương trình đào tạo bài bản, có chiều sâu dành cho sinh viên, giảng viên về ĐMST, khởi nghiệp; thúc đẩy sự tham gia của doanh nghiệp vào các hoạt động KHCN, ĐMST và khởi nghiệp trong trường đại học; thúc đẩy việc hình thành các tổ chức trung gian chuyên nghiệp trong các cơ sở giáo dục đại học như TTO, TLO, Doanh nghiệp thuộc trường đại học, Vườn ươm, tăng tốc doanh nghiệp KHCN.

Bốn là, các trường đại học cần phải thể hiện vai trò tiên phong thực hiện sứ mệnh ĐMST và khởi nghiệp, nhằm cung cấp cho xã hội những hạt nhân được trang bị tư duy và kỹ năng cần thiết, cùng các sản phẩm nghiên cứu mang tính ứng dụng cao để giải quyết các bài toán thực tiễn, mang lại giá trị cho xã hội. Mỗi trường phải xây dựng chiến lược phát triển mang đặc thù, thế mạnh riêng của đơn vị, gắn mô hình tự chủ, quản trị đại học mới với các hoạt động đào tạo, KHCN, ĐMST, khởi nghiệp trong mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan quản lý và doanh nghiệp.

Các trường đại học cần thể hiện vai trò tiên phong trong sứ mệnh ĐMST và khởi nghiệp, xây dựng chiến lược phát triển đặc thù và gắn kết với các hoạt động đào tạo, KHCN và ĐMST. Đây là yếu tố then chốt để nâng cao chất lượng, uy tín và vị thế của giáo dục Việt Nam trên bản đồ khu vực và quốc tế.

Nguồn: Lan Chi - Giám đốc Trung tâm đổi mới sáng tạo tỉnh.

 

Lan Chi - TTDMST
In Gửi Email
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Tất cả: